Bếp từ - Bếp gas

Google+

Máy hút mùi không thể thiếu trong bếp của bạn.

Hình ảnh ngôi nhà mái ngói với ống khói đang lùi dần vào quá khứ.Và giờ Những căn bếp hiện đại ngày nay không thể thiếu máy hút mùi.

Hot!

1. Kiểu dáng

Máy hút mùi thời ban đầu thường có hình dạng như ống khói nhà bếp thời xưa, một số hãng hiện nay vẫn còn sản xuất những sản phẩm hình dáng này nhưng càng ngày kiểu dáng máy hút mùi càng phong phú và đại đa số các gia đình lại thích những mẫu slim - siêu mỏng và đẹp tinh tế để vừa trang trí cho căn bếp sang trọng vừa đảm bảo công dụng hút mùi. Ngược lại, những chiếc máy hút mùi dạng ống khói vì quá cồng kềnh dễ tạo sự thô kệch cho ngôi nhà thì lại được biến hóa bằng cách sử dụng chất liệu sang trọng ốp ở phía ngoài nhằm tăng tính thẩm mỹ cao cho máy, tạo sự thanh lịch khi đặt chúng trong bếp.

Vệ sinh máy đúng cách và định kỳ để đảm bảo máy hoạt động hiệu quả.

Tuy vậy, máy hút mùi dạng vừa và nhỏ lại có rất nhiều kiểu dáng và kích cỡ. Tùy theo diện tích bếp, độ cao từ sàn nhà đến trần và sở thích mà bạn chọn kiểu dáng phù hợp. Hút mùi dạng trượt có thiết kế nhỏ gọn phù hợp với nhà có gian bếp nhỏ gọn, chật hẹp. Bếp vừa phải nên chọn máy hút mùi dạng mỏng để tiết kiệm không gian. Máy hút mùi dạng ống khói nhìn rất cồng kềnh tuy nhiên công suất thường lớn gấp đôi gấp ba những dạng máy còn lại, máy chạy êm và phù hợp cho nhà rộng lớn, biệt thự và chỉ có một tầng… Thường nhà thiết kế khuyên chọn kích cỡ máy hút mùi theo kích cỡ của bếp gas để đảm bảo phù hợp về công suất và thẩm mỹ. Ví dụ chiều rộng của bếp gas là 90cm thì máy hút mùi cũng nên chọn kích cỡ tương tự.

 

2. Độ ồn

Máy càng xịn càng êm sẽ càng đắt. Những máy cực êm có độ ồn khoảng trên dưới 40 dB, còn lại đa phần mẫu máy giá cả trung bình có độ ồn dao động khoảng trên dưới 60dB. Độ ồn là một yếu tố có thể “xem nhẹ” nếu túi tiền của bạn không được rủng rỉnh cho lắm.

 

3. Công suất

Chọn công suất máy là điều đầu tiên bạn cần quan tâm. Công suất máy càng cao, thời gian chạy máy càng rút ngắn. Nếu nhà bạn nấu nướng thường xuyên và nấu nhiều, bếp rộng thì nên chọn máy có công suất lớn, khử mùi mạnh và ngược lại để tiết kiệm hợp lý.


4. Cơ chế hút mùi

Máy hút mùi chủ yếu dùng hai công nghệ: xả trực tiếp ra ống khói và hút (khử) mùi bằng than hoạt tính. Thường thì máy hút mùi thông dụng sử dụng công nghệ khử mùi bằng than hoạt tính, tiết kiệm chi phí.

Lưu ý sử dụng và bảo quản máy hút mùi:

- Sử dụng đúng công suất máy: Các máy thường có 3 - 4 chế độ hút từ nhẹ đến mạnh. Chẳng hạn nếu chỉ chiên ốp la 1 quả trứng mà bạn bật số lớn nhất thì lãng phí, ngược lại nếu nấu món chiên nhiều dầu mỡ mà bật số nhỏ nhất sẽ kém hiệu quả và tốn điện.

- Nhiều người chỉ bật máy khi nấu món chiên, như vậy vô tình làm năng suất sử dụng không đạt hiệu quả cao. Bạn nên để máy chạy ở mức độ vừa 5 phút sau mỗi lần nấu ăn để hút bớt khói và nhiệt trên bếp.

- Nhớ vệ sinh tấm lưới kim loại hút mùi định kỳ và đúng cách để bảo đảm máy hút mùi hoạt động hiệu quả. Nếu để quên quá lâu không vệ sinh, dầu mỡ bám trên lớp lưới sẽ đóng cặn và việc hút mùi sẽ kém hiệu quả.

- Nên thay than hoạt tính 6 - 12 tháng 1 lần, tùy theo công suất hoạt động của bếp nhà bạn nhiều hay ít để thay cho hợp lý.

- Vệ sinh lớp ngoài của máy bằng loại khăn mềm với một chút nước tẩy rửa thường xuyên để giữ thân máy sạch sẽ, mới, chống rỉ sét.

Máy hút mùi giá trung bình bao nhiêu?

› Dòng máy hút mùi dạng trượt và dạng mỏng: giá cả dao động từ hơn 2 triệu đến mười mấy triệu đồng/chiếc.

› Dòng máy hút mùi dạng ống khói: từ 15 đến 50 triệu đồng tùy công suất và chức năng.
Cách đây hai năm, lúc xây nhà mới, tôi đã đầu tư rất nhiều cho gian bếp của mình vì nghĩ bếp là nơi đỏ lửa, làm ấm áp gia đình. Anh tư vấn bán hàng của bất cứ hãng nào cũng đều hùng hồn khẳng định: “Thiếu gì thì thiếu, không thể thiếu máy hút mùi được đâu, chị mà không sắm máy hút mùi, chị đứng nấu bếp, chị ngửi mùi không là thấy no rồi, chả muốn ăn gì nữa đâu”, càng làm tôi quyết tâm phải đầu tư một chiếc máy thật xịn, thật tốt, nó gắn với mình cả đời chứ chả chơi đâu, tôi tự nhủ.

Thế là một dàn bếp hoành tráng, chiều dài đến 4m, lại thêm 1,6m hình chữ L nữa, toàn bộ tủ dưới và treo tường đều bằng gỗ thật. Và tất nhiên không thể thiếu chiếc bồn rửa chén rộng rãi, bếp gas âm long lanh với 3 bếp đủ để nấu cùng lúc mấy nồi. Trên bếp gas âm là chiếc máy hút mùi có giá mười mấy triệu đồng. Tôi đã tham khảo nhiều trên mạng rồi đi khắp các showroom để nghe tư vấn chán chê rồi mới chọn. Trước khi dùng, tôi thấy “ngưỡng mộ” nó lắm, từ nay có máy hút mùi rồi thì thoát khỏi cái cảnh nấu nướng đồ ăn mà mùi cứ bám khắp nhà thì thật là khủng khiếp.

Thế rồi tôi hăng say với máy hút mùi, cảm giác thật thích thú mỗi khi nấu, hễ bếp gas đỏ lửa thì nghe âm thanh xè xè của máy hút mùi, tôi làm theo đúng như anh chàng nhân viên kỹ thuật của hãng bán hàng tư vấn, nấu món luộc món hấp thì bật số 1 thôi, chiên xào nhiều dầu mỡ thì số 2 số 3 để nó hút sạch mùi đi, nấu buổi tối thì bật cái đèn của máy hút khói lên, bật cả dàn đèn trên tủ bếp nữa, vừa tiện vừa đẹp.

Nhưng kỳ lạ chưa, sau một thời gian quan sát ngẫm nghĩ thì tôi “ngộ” ra: nấu bếp gas thì lấy đâu ra khói, nếu nói khói từ nồi canh hay nồi thịt kho bốc lên thì có… ảnh hưởng gì ghê gớm đâu, cần gì phải hút. Còn công đoạn mùi, thì thật sự mà nói, khi nấu những món nặng mùi, nhiều gia vị mạnh như nước mắm, mắm tôm, phi hành tỏi…, có bật máy hút mùi thì mùi vẫn lan tỏa khắp các phòng, thậm chí là sau khi nấu vài tiếng mùi vẫn còn nguyên. Và thế là cứ từ từ máy hút mùi mất dần sự quan trọng trong… lòng tôi. Cả năm nay rồi, có mấy khi nấu mà tôi bật máy hút mùi lên đâu, vì chả biết nó hút kiểu gì mà mùi vẫn còn nguyên…

Nhưng phải thừa nhận rằng, nếu thiếu cái mày hút mùi hoành tráng này, gian bếp của tôi mất đi hẳn nét “Tây”, sang trọng và đẹp đẽ của nó. Thôi thì cứ để đó cho… đẹp vậy!

 


 

bếp điện từ bếp gas âm faster bếp điện